Cần cụ thể hóa phương châm "bốn tại chỗ"
Ngày 19/11/2015
Lượt xem: 7279

Những năm qua thực hiện phương châm "Bốn tại chỗ" là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ đã cho thấy đây là giải pháp khá hiệu quả đối với chính quyền địa phương và người dân khi gặp bão, lũ.

          Thực tế cho thấy, thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra trên cả nước thường rơi vào những địa phương thực hiện phương châm "Bốn tại chỗ" chưa tốt, thiếu triệt. Do thiếu linh hoạt và không có phương án dự phòng trước cho  nên  một  số địa phương lung túng trong việc chủ động phòng chống bão lũ và thiên tai tại địa phương mình. Nhất là hiện nay, khi các phương tiện cứu hộ còn rất thiếu và thô sơ thì việc việc chủ động các phương tiện để ứng cứu kịp thời khi bão lũ xảy ra là rất cần thiết. Ví dụ như khi lũ lên nhanh, bà con phải leo lên cây, nóc nhà cầu cứu nhưng  nếu địa phương không có sẵn thuyền để cứu, người dân sẽ phải tự chèo đò, bè, mảng nhỏ cứu nhau trong lúc chờ đợi ca-nô, tàu cao tốc của các đơn vị chuyên dụng thì tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm với tính mạng người dân. Thứ hai là "chỉ huy tại chỗ". Thường khi lũ lên nhanh, hệ thống thông tin liên lạc ở các địa phương bị tê liệt do nhiều nguyên nhân, nếu như các địa phương không chủ đông jđược công tác này thì rất có thể sẽ phải đối mặt với các tình huống như: mất điện nên không "sạc" được pin điện thoại, hệ thống truyền thanh xã bị tắt, "chỉ huy tại chỗ" không còn phát huy vai trò, nhân dân rất có thể sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, "mạnh ai nấy bơi"…

           

          Ðể phát huy hơn nữa hiệu quả phương châm "Bốn tại chỗ" khi mùa bão lũ đang đến, theo chúng tôi có ba việc cần được chỉ đạo và làm thật tốt.:

Một là, các địa phương khẩn trương kiểm tra công tác chuẩn bị "Bốn tại chỗ" để cụ thể hóa phù hợp địa bàn và cụm dân cư từng xã, thôn. UBND xã có sự phân công, phân nhiệm cụ thể việc chỉ huy tại chỗ (có thể mỗi người phụ trách từ một đến hai thôn; trưởng thôn chọn ra từ ba đến năm người phụ trách từ 10 đến 12 hộ) khi xảy ra bão lũ, trưởng thôn chịu trách nhiệm tác chiến tại chỗ. Ðể thực hiện "phương tiện tại chỗ", huyện, nhất là xã phải nắm được danh sách tất cả các thuyền máy, đò chèo tay của người dân trong các xã, các thôn và chủ các phương tiện này được phân công cụ thể khi bão lũ xảy ra, phương tiện của mình ở đâu và cứu ai, phải sẵn sàng tất cả...

          Hai là, tiếp tục ưu tiên đầu tư đẩy nhanh tốc độ xây dựng các công trình dân sinh tránh lũ như trạm y tế; trường học; nhà chứa thóc vượt lũ..., cất giữ lương thực cho dân, nơi để nhân dân tránh trú an toàn.

          Ba là, cùng với việc tăng cường các thiết bị thông tin liên lạc "đặc chủng" bảo đảm giữ vững thông tin "chỉ huy tại chỗ" trong mọi tình huống thời tiết, cần đặc biệt quan tâm chú trọng việc trang bị "phương tiện tại chỗ" (thuyền máy, ca-nô) cho xã, cơ sở đủ sức chủ động ứng cứu kịp thời ngay khi lũ lên nhanh...

          Với sự chuẩn bị tốt, chắc chắn các địa phương thực sự chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và bão lũ.

Phạm Bích

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Hiển thị : 13 / 13 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết