Tiên Lãng: Tích cực cải cách hành chính và thực hiện chuyển đổi số
Ngày 25/03/2022
Lượt xem: 3874

Công nghệ thông tin đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xác định ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cách hành chính nhằm tiến tới xây dựng chính quyền số, tạo sự thông suốt hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, huyện Tiên Lãng luôn quan tâm triển khai bằng nhiều giải pháp, biện pháp khoa học, đồng bộ và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2020, Tiên Lãng xếp thứ 5/15 quận, huyện; xếp thứ 3/15 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương DDCI; Chủ tịch UBND huyện xếp thứ 1/15 quận, huyện chấm điểm đánh giá và phân loại mức độ thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội còn không ít khó khăn, thiếu thốn, song hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đối số, cải cách hành chính năm 2021 và lộ trình đến năm 2025 trên địa bàn huyện có nhiều tín hiệu tích cực, khả quan.

 

Năm 2021, huyện Tiên Lãng đã lựa chọn cải cách hành chính là một thành tố trong chủ đề hành động “Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài chính; đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”. Qua đó khẳng định, cấp uỷ chính quyền huyện Tiên Lãng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực cải cách hành chính, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai hiệu quả, thực chất cơ chế một cửa, một cửa liên thông; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công việc; đẩy mạnh hiện đại hoá nền hành chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử. UBND huyện chủ động ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2021; kế hoạch thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước năm giai đoạn 2021 – 2025. Đặc biệt, là huyện thuần nông, mặc dù điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, song Huyện uỷ - UBND huyện quan tâm chỉ đạo, đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại ứng dụng vào hoạt động điều hành nói chung và phục vụ nhiệm vụ cải cách hành chính nói riêng.

Hiện tại, 12 phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện có chung đường truyền internet tốc độ cao 100Mbps, kết nối mạng LAN nội bộ, kết nối mạng WAN diện rộng; 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy vi tính. 21/21 xã, thị trấn có mạng internet, kết nối mạng LAN nội bộ; 90% công chức xã có máy vi tính”. UBND huyện triển khai ứng dụng, vận hành phần mềm quản lý văn bản HP-eOffice vào hoạt động của các phòng chuyên môn, xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Đến nay 100% các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thực hiện nhận và gửi văn bản qua hòm thư điện tử, giúp cho hoạt động chuyên môn thuận lợi hơn, giảm giấy tờ hành chính. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 vào hoạt động quản lý nhà nước tại cơ quan, đơn vị được triển khai thực hiện tốt. Tại Bộ phận “một cửa” của UBND huyện và các xã, thị trấn có trang bị các trang thiết bị, máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy scan văn bản, có máy tính trang bị phần mềm dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ ở bộ phận này thường xuyên được tập huấn sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm chuyên ngành. Từ sự liên kết do công nghệ thông tin tạo ra trong bộ máy hành chính mà cán bộ thụ lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đồng thời giúp việc tra cứu, tìm kiếm, in ấn, thống kê báo cáo được dễ dàng hơn. Qua đó góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, minh bạch, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, cá nhân. Chất lượng công tác cải cách hành chính được thành phố, sở ban ngành thành phố và người dân, doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả năm 2020, chỉ số cải cách hành chính huyện Tiên Lãng xếp thứ 5/15 quận, huyện đạt 89,31 điểm, tăng 1 bậc so với năm 2019; xếp thứ 3/15 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương DDCI; Chủ tịch UBND huyện xếp thứ 1/15 quận, huyện chấm điểm đánh giá và phân loại mức độ thực hiện nhiệm vụ UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố giao đối với sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND quận, huyện; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức xếp thứ 9/15 quận, huyện.

Theo kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tiên Lãng phấn đấu 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trưởng mạng; 80% cơ quan hành chính nhà nước huyện và các xã, thị trấn có sử dụng chữ ký số đối với các văn bản điện tử được phát hành và lưu chuyển trên hệ thống mạng; 40% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 40% giao dịch trên hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến thành phố được xác thực điện tử; 30% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của các cấp chính quyền thành phố; tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 30% trở lên; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp trang thiết bị Bộ phận một cửa huyện và các xã, thị trấn đảm bảo hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp…”.

Nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, huyện Tiên Lãng tập trung phát triển mở rộng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, tiến tới hình thành hạ tầng số, ứng dụng nền tảng điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. Đồng thời tiếp tục thực hiện ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo vệ an toàn thông tin mạng, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến; thực hiện tốt công tác tạo nền móng chuyển đổi số: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đối số, thực hiện tốt cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số, phát triển dữ liệu số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; củng cố, kiện toàn, nâng cao trình độ quản trị, vận hành và đảm bảo an toàn thông tin cho bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị…

Thời đại công nghệ 4.0, máy móc, công nghệ hiện đại tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trên cơ sở kết quả đạt được, nhìn nhận thẳng thắn vào khó khăn, hạn chế, huyện Tiên Lãng đã và đang có bước đi, lộ trình phù hợp, khoa học để ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng chính quyền số, ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực và nhất là cải cách hành chính, đích đến là tạo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hi vọng rằng với sự quan tâm của Huyện uỷ - HĐND – UBND huyện, sự năng động, sáng tạo của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn, sự nỗ lực, cống hiến của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển, phồn thịnh, văn minh và giáu đẹp.

PV

 

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Hiển thị : 10 / 61 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết