Cần có những chế tài xử lý nghiêm những sai phạm
Ngày 14/09/2015
Lượt xem: 10733

          Trước tình hình thời tiết và thiên tai trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, trong những năm qua, huyện nhà đã đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nên công tác phòng chống thiên tai  – TKCN trên địa bàn đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai gây nên. Tuy nhiên, do nhiều công trình phòng chống Thiên tai hiện nay trên địa bàn đã xuống cấp, các sai phạm vi phạm Luật đê điều, pháp lệnh PCLB đang ngày một tăng lên trong khi đó các chế tài xử lý không đủ sức răn đe đã và đang gây khó khăn cho nhiều địa phương, huyện trong việc triển khai nhiệm vụ này.

          Đến nay, đê điều vẫn được các cơ quan chuyên môn đánh giá là công trình chủ đạo của TP và huyện trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn hành lang đê điều luôn phải được ưu tiên số 1 trong công tác bảo vệ và tu bổ, nhưng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vi phạm gây ảnh hưởng lớn tới đê điều theo chiều hướng gia tăng cả về số vụ và quy mô. Toàn huyện hiện nay có gần 80km đê, gần 14 km kè và 64 cống. Theo Hạt quản lý đê điều huyện, nếu như trước những năm 2000, hình thức vi phạm đề điều chủ yếu chỉ xảy ra trong hành lang bảo vệ đê với hình thức tự phát thì trong những năm trở lại đây, tình hình vi phạm ngày càng gia tăng và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê điều và thoát lũ dòng sông. Theo tổng hợp, năm 2014, toàn huyện đã xảy ra 5 vụ vi phạm đê điều với các hình thức như cuốc vạc chân đê để canh tác, đào phá chân đê để bắt chuột rắn, đổ rác thải sinh hoạt ra đê, xe ô tô chở quá trọng tải cho phép chạy trên đê….cá biệt có hộ gia đình còn tự ý lấn chiếm đê làm lối đi riêng cho gia đình mình gây bức xúc cho dư luận. Và từ năm 2013 trở lại đây, tại một số địa phương xuất hiện nhiều hộ gia đình còn tự ý đào ao, đắp bờ quay vùng nuôi trồng thủy sản, tổ chức bơm hút khai thác cát chân kè ngay gần khu vực đê, gây nên tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Nói về những nguyên nhân của tình trạng này, đ/c Trần Việt Thông – Hạt trưởng Hạt quản lý đê điều huyện cho biết, bên cạnh những nguyên nhân khách quan do địa hình thì phần lớn các nguyên nhân làm ảnh hưởng chất lượng đe điều trên địa bàn huyện là do ý thức của người dân còn rất kém.

Tình trạng tập kết nguyên vật liệu trên đê vẫn thường xuyên xảy ra

                                                                            Ảnh: Mai Phương (st)

          Mặc dù tình trạng vi phạm có chiều hướng gia tăng, nhưng hiện nay, các cơ quan chuyên môn vẫn còn đang rất khó khăn trong việc xử phạt các trường hợp này bởi chế tài xử phạt theo nghi định 139 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính các sai phạm về đê điều, PCLB của các cấp chính quyền thực hiện còn ít, chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa.

          Với đặc thù về đặc điểm của vị trí địa lý, huyện có 2 cửa sông Văn Úc và Thái Bình bao bọc, lại có 21km tuyến đê biển dài nên công tác PC Thiên tai – TKCN là rất bức thiết. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều các tuyến đê xung yếu như khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, khu vực Cống Ngựa xã Đông Hưng khả năng chỉ chịu được gió cấp 9, cấp 10. Nhưng khu vực ngoài đê của 2 tuyến đê này lại có hàng trăm ha đầm nuôi trồng thủy sản của nhân dân nên mối lo khi triều cường kết hợp với gió bão gây tình trạng nước biển dâng sẽ làm thiệt hại lớn về kinh tế của nhân dân. Và cũng tại các khu vực đê biển này, hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện lớn nhỏ trong và ngoài địa phương làm công tác vận tải, đánh bắt thủy hải sản đang bị tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao. Để đối phó với tình trạng này, Đồn biên phòng Vinh Quang – đơn vị đóng trên địa bàn quản lý khu vực này đã đưa ra giải pháp về vị trí neo đậu an toàn, đ/c Đoàn Hữu Hoạt – Đồn trưởng Đồn biên phòng Vinh Quang cho biết, đồn biên phòng thường xuyên liên lạc với các chủ tàu, hộ gia đình trên địa bàn để đảm bảo nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khi có bão lớn.    

Để đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn, xã Vinh Quang đã có phương án riêng của mình, đ/c Phạm Văn Hải – PCT UBND xã Vinh Quang cho biết, địa phương thường xuyên tổ chức truyền thông bằng bảng, biển, hiệu, băng rôn, qua loa truyền thanh để nhân dan kịp thời nắm được tình hình bão lũ và chủ động phòng chống.

Mặc dù mỗi cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đều có những cách làm riêng để khắc phục những khó khăn của công trình phòng chống thiên tai nhưng thiết nghĩ, bên cạnh việc đầu tư xây dựng thì cơ quan chuyên môn cần xử lý nghiêm các sai phạm để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Mai Phương

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 34 / 34 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 - 4 «  ·  » 
Tin cũ hơn
Hiển thị : 13 / 13 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết