Quy định sửa đổi di chúc chung của vợ chồng
Ngày 19/06/2014
Lượt xem: 9711

Vợ hoặc chồng có quyền sửa đổi di chúc chung cho người khác hưởng di sản của phần mình nhưng không được sửa đổi phần di sản của người còn lại khi chưa có sự đồng ý.

     

Điều 663 Bộ Luật dân sự về di chúc chung của vợ, chồng quy định, vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Di chúc chung hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự như sau:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Như vậy, bố, mẹ bạn có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện trên mới được xem là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.

Tại Điều 668 của bộ luật này cũng quy định rõ về hiệu lực pháp luật của di chúc chung: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Theo đó, di chúc chung của bố, mẹ bạn sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm bố bạn qua đời. Cho nên, dù mẹ bạn đã qua đời nhưng di chúc chung của bố mẹ bạn chưa phát sinh hiệu lực, chị em bạn không thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại.

Theo khoản 2 Điều 664 của bộ luật về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng, khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia. Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan phần tài sản của mình.

Do vậy, bố bạn có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan phần quyền tài sản của bố bạn cho người con riêng được hưởng phần di sản thừa kế sau khi ông mất, nhưng không có quyền sửa đổi phần di sản của mẹ bạn để lại.

Tuy nhiên, nếu bố bạn không sửa đổi di chúc thì người con riêng vẫn có thể hưởng hai phần ba di sản của một người thừa kế nếu người con riêng chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động, trừ khi người con từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

 

Nguồn: Theo vnexpress.net
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 15 / 15 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết