Người thừa kế chết trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?
Ngày 31/07/2014
Lượt xem: 5114

Người thừa kế chết trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?

Người trong họ không cho mẹ con tôi nhận di sản vì bảo bố tôi (người được thừa kế) đã chết trước ông nội.

Năm 2009, ông nội viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bố tôi. Năm 2011, bố tôi chết nhưng ông tôi không viết lại di chúc mà bảo tài sản sẽ cho mẹ con tôi thừa kế. Năm 2013, ông tôi chết và chú bác họ hàng bảo bố tôi hết trước ông nên mọi việc không thực hiện theo di chúc.

Vậy di sản của ông tôi được chia thế nào?

Hồ Minh Khánh

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 667 Bộ luật dân sự, di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc....

Trong trường hợp bạn hỏi, ông bạn viết di chúc để lại toàn bộ di sản cho bố bạn. Tuy nhiên, bố bạn lại chết trước ông. Do đó, di chúc của ông bạn không có hiệu lực toàn bộ.

Mặt khác, sau khi bố bạn chết, ông không viết lại di chúc mà chỉ nói miệng sẽ cho mẹ con bạn thừa kế tài sản. Theo quy định tại Điều 651, 652: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” và “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.

Do đó, lời nói của ông bạn trước khi chết về việc để lại toàn bộ di sản cho mẹ con bạn chỉ là lời hứa hẹn chứ không được coi là di chúc miệng hợp pháp.

Như vậy, toàn bộ di sản của ông bạn để lại được xác định là không có di chúc nên sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 về người thừa kế theo pháp luật, toàn bộ di sản của ông bạn để lại được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn, bao gồm: “vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi” của ông bạn.

Tuy nhiên, do bố bạn chết trước ông bạn nên theo quy định tại Điều 677 về thừa kế thế vị, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống thì bạn được hưởng phần di sản của ông bạn để lại mà lẽ ra bố bạn được hưởng nếu còn sống.

Thạc sỹ, luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

 

Nguồn: Theo vnexpress.net
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết