Biogas - Bài toán kinh tế, môi trường hiệu quả cho các hộ gia đình nông thôn
Ngày 31/03/2015
Lượt xem: 13376
Tại các vùng nông thôn hiện này việc chăn nuôi gia súc phát triển theo xu hướng hàng hoá nhiều hộ gia đình chăn nuôi với quy mô lớn nên việc xử lý chất thải vật nuôi luôn là vấn đề gây đau đầu cho các cấp lãnh đạo địa phương. Hầu hết phân và các chất thải chưa được xử lý thường chảy tràn ra kênh rạch, đồng ruộng và khu vưc xung quanh gây ô nhiêm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới hộ gia đình chăn nuôi và những gia đình lân cận... Đặc biệt trong thời kỳ giá điện cung cấp luôn thiếu so với nhu cầu xã hội, việc tự chế ra gas từ phân các loại gia súc Biogas không chỉ có lợi về kinh tế cho người nông dân mà còn là một giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cho xã hội.
Mô hình bể khí sinh học được xây dựng theo hình vòm trong lòng đất, bể lớn thường có dung tích từ 5m3 tới hơn 20m3. Phân và rác thải được nạp trực tiếp vào bể lớn này và tự phân huỷ trong môi trường yếm khí (môi trường không có khí ôxy), sau hơn nửa tháng phân huỷ sẽ cho khí đốt mêtan (CH4) để đun nấu. Bã rác thải sau khi lấy hết khí là loại phân hữu cơ sạch được đẩy sang bể phụ. Đây là loại phân hữu cơ rất tốt sử dụng cho trồng trọt. Thực tiễn minh chứng rằng, việc xây dựng hầm khí Biogas là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất về giải quyết chất đốt cho đời sống nông thôn, bảo vệ tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái ở vùng nông thôn. Một hầm khí Biogas có dung tích 8 mét khối chi phí đầu từ khoảng 8 triệu đồng, hàng năm sản xuất 400 mét khối khí Biogas, cơ bản thoả mãn nhu cầu đun nấu và chiếu sáng cho một hộ gia đình 4-5 người. Trung bình mỗi tháng tiết kiệm được từ 300.000 - 400.000 tiền gas, nếu tính theo lượng củi sử dụng làm chất đốt thì mỗi năm có thể tiết kiệm 2 tấn củi, tương đương mỗi năm bảo vệ hơn 800 mét vuông tài nguyên rừng.
Đối với các hộ gia đình chăn nuôi lớn theo mô hình trang trại có nguồn phân và chất thải dồi dào có thể xây dựng hầm khí Biogas dung tích lớn, khí Biogas ngoài sử dụng cho quá trình đun nấu sinh hoạt còn được nhiều người nông dân chuyển qua máy Demo tạo thành điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Theo tính toán đối với các hộ nuôi hơn 100 con lợn lượng chất thải có thể đủ dùng cho việc đun nấu và sử dụng một máy phát điện chạy bằng khí Biogas, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tính bình quần mỗi tháng có thể tiết kiệm được 2 triệu đồng tiền điện.
Tiên lãng là huyện có số trang trại, gia trại nhiều nhất Tp với gần 1.800 trang trại, gia trại. Thấy được những lợi ích rõ rệt từ mô hình hầm khí Biogas nhiều hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng hầm khí Biogas. Hiện nay mô hình hầm khí Biogas đã được phát triển mạnh và nhân rộng trên tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trạm khuyến nông phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụng 109 công trình khí sinh học (Bioga) thuộc dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi”. Trong đó 100 công trình xây dựng bằng mô hình Quysep, 9 công trình xây dựng theo mô hình lifsap với diện tích từ 4 mkhối đến 9 mkhối/ mỗi công trình. để tham gia dự án, mỗi hộ chăn nuôi phải nuôi thường xuyên 10 đầu lợn trở lên, hoặc 300 con gia cầm không tính gia cầm 1 tuần tuổi, theo đó khi xây dựng công trình khí sinh học mỗi hộ sẽ được hỗ trợ 1,2 triệu đồng. Theo đánh giá của Trạm khuyến nông các công trình này đang phát huy tốt hiệu quả khi nó vừa giúp người chăn nuôi cải thiện môi trường vừa có nhiên liệu từ nguồn khí phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Nằm trong hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, việc xây dựng hầm biogas thực sự ý nghĩa khi trong thời điểm này, giá gas đang tăng và nguy cơ thiếu điện, ô nhiêm môi trường vẫn là vấn đề nóng trong những năm tiếp theo.
Vũ Yến
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn
vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !