Trồng rừng ngập mặn giảm thiểu tác hại do thiên tai
Ngày 11/12/2015
Lượt xem: 8793

            Là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng do bão, những năm qua TL luôn quan tâm đến công tác trồng rừng ngập mặn để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra. Việc trồng rừng trên địa bàn huyện Tiên Lãng không chỉ góp phần tích cực phòng ngừa thảm họa mà còn có tác dụng trong việc cải thiện môi trường sinh thái và xóa đói giảm nghèo

                  Tiên Lãng là huyện ven biển có chiều dài đường bờ biển là 21km với diện tích, nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. Tiên Lãng là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng bãi triều và rừng ngập mặn. Trong đó diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tập trung tại các xã là Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang, Tây Hưng. Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế khai thác các nguồn lợi từ biển nhưng đây cũng là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng khi bão đổ bộ.

Để giảm thiểu tác hại của thiên tai gây ra, thời gian qua, Tiên lãng đã tranh thủ các nguồn vốn, hỗ trợ công tác trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khi có bão lớn và hệ thống đê khỏi bị xói lở do triều cường, bảo vệ vùng đất ven biển trước nguy cơ nước biển dâng cao. Từ năm 1992 đến nay, khi thành phố triển khai xây dựng các dự án nhằm khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển qua việc tranh thủ các nguồn vốn quốc tế tài trợ như chương trình trồng rừng PAM 5325; chương trình trồng ngập mặn của Hội Chữ thập đỏ, Chương trình hành động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMAMG (Nhật Bản)…Tiên lãng cũng là một trong những đơn vị đầu tiên được Tp ưu tiên thụ hưởng chương trình này. Tranh thủ sự giúp đỡ này, huyện tích cực kêu gọi các tổ chức đoàn thể huyện cùng vào cuộc. Cụ thể,  Trong dịp khởi động Tháng Thanh niên năm 2015, huyện đoàn cùng Đồn biên phòng 46 và các phòng, ban, nghành của huyện đã ra quân trồng rừng ngập mặn, chắn sóng tại xã Vinh Quang và Tiên Hưng. Sau lễ khởi động, đoàn viên thanh niên huyện Tiên Lãng ra quân dọn vệ sinh bãi biển thu gom 0,5 tấn rác và trồng 500 cây phi lao tại rừng phòng hộ Vinh Quang; trồng 2000 cây bần tại rừng ngập mặn xã Tiên Hưng. Được sự đồng hành hỗ trợ của quỹ DAP và đại sứ quán Australia, Đoàn Thanh niên huyện tiếp tục triển khai trồng 12 ha rừng chắn sóng, rừng ngập mặn trong Tháng Thanh niên năm 2015 tại 4 xã ven biển gồm: Vinh Quang, Tiên Hưng, Tây Hưng, Đông Hưng.

Do đó, mỗi năm huyện đã thực hiện trồng mới được hàng chục ha rừng ngập mặn. Nhờ đó, hệ thống rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn không ngừng mở rộng về diện tích cũng như chất lượng.

Có thể nói, sau những cơn bão lớn xảy ra những năm trước, các tuyến đê biển không có hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển đã bị tàn phá. Tuy nhiên, từ khi huyện mở rộng được nhiều diện tích rừng ngập mặn các tuyến đê biển có rừng bên ngoài đã được bảo vệ an toàn khi có bão lớn đổ bộ vào. Không những bảo vệ tốt cho các tuyến đê biển, giảm thiểu kinh phí cho việc sửa chữa, tu bổ đê kè thường xuyên, giúp người dân địa phương yên tâm hơn khi có bão lớn mà rừng ngập mặn còn mang lại nguồn lợi thủy sản cho nhân dân địa phương.


Chúng tôi đến tuyến đê biển I xã Tiên Hưng, không khỏi choáng ngợp bởi mầu xanh ngút ngàn của hệ thống rừng ngập mặn ven biển với cây trang, mắm, bần mọc theo từng tầng khác nhau. Cây cao nhất cũng khoảng 3,5 đến 4 m, tầng thấp hơn và nhiều cây hơn cao từ 2 đến 2,5 m cùng với lớp cây non mới mọc phía dưới…


Nhìn hệ thống rừng ngập mặn ven biển xanh tươi như vậy nhưng ít ai biết rằng nơi đây đã từng có thời gian trồng rừng ngập mặn không thành công, đê biển và cuộc sống người dân thường xuyên bị đe dọa mỗi khi mùa mưa bão đến…Đ/c Nguyễn Văn Thấm - Phó Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho chúng tôi biết, đây là vùng ven biển có chiều nhưng lại có hai điều kiện lập địa khác nhau là bãi bồi phù sa và bãi cát đen di động. Nếu như bãi bồi phù sa việc trồng rừng ngập mặn bằng phương pháp thông thường luôn đạt được hiệu quả, phát huy tốt tác dụng cản sóng khi có bão lớn do cây được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng từ phù sa. Nhưng đối với những vùng có điều kiện lập địa là bãi cát đen di động thì trước đây đã thực hiện việc trồng rừng ngập mặn bằng phương pháp thông thường nhưng không thành công do cát trôi và bị hà bám.

Mặc dù công tác trồng rừng ngập mặn trên địa bàn huyện những năm qua đã đạt được nhiều thành công, góp phần giảm những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của huyện vẫn đang gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, ảnh hưởng nhiều do thủy triều, thời tiết. Hơn nữa, nguồn thu lợi trực tiếp từ trồng rừng ngập mặn của các chủ rừng hầu như không có nên tỷ lệ trồng thành rừng vẫn đạt kết quả thấp. Mong rằng, với sự vào cuộc tích cực của chính quyền và nhân dân, những khu rừng ngập mặn sẽ tiếp tục được mở rộng, là lá phổi xanh che chắn cho cuộc sống của chúng ta ngày càng xanh – sạch – đẹp.

Mai Phương

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 19 / 19 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 
Tin cũ hơn
Hiển thị : 28 / 28 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết