Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị, phòng bệnh do virus Ebola
Ngày 16/08/2014
Lượt xem: 12587

Ngày 14/8, Cục Y tế Dự phòng cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola.

Dấu hiệu nhận biết Ebola và phác đồ điều trị

Ebola có triệu chứng lâm sàng như sốt cấp tính, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc. Về phát ban, ban đầu nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

Đối với triệu chứng xuất huyết gồm: Đi ngoài phân đen; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân răng; chảy máu âm đạo.

Về chẩn đoán ca bệnh Ebola, đối với ca bệnh nghi ngờ có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng: Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola; sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành; trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ; có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Với những ca bệnh được xác định là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.

Bộ Y tế lưu ý, trong chẩn đoán bệnh cần phải phân biệt bệnh do virus Ebola với: Sốt xuất huyết Dengue; bệnh do Streptococcus suis; nhiễm trùng huyết do não mô cầu; nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn; Leptospira; sốt rét có biến chứng.

Trong điều trị, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điệu trị Ebola, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu chuẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Triệu chứng sốt trên 38 độ C cần phải xử trí hạ nhiệt bằng thuốc Paracetamol: 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày.

Triệu chứng đau, xử trí giảm đau bằng thuốc Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng).
Cả 2 triệu chứng trên cần phải tránh dùng các NSAIDs (Diclofennac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

Với trường hợp triệu chứng tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước thì cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước. Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ.

Buồn nôn và nôn thường gặp, dùng các thuốc chống nôn để làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn dùng: Chlorpromazine 25-50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi dùng thuốc Promethazine, chú ý theo dõi dấu hiệu ngoại tháp.

Với triệu chứng co giật, dùng thuốc Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10-15mg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút.

Trường hợp triệu chứng là dấu hiệu của chảy máu cấp, tái nhợt mức độ trung bình đến nặng, các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần hoàn thì xử trí bằng cách truyền máu và các chế phẩm của máu.

Với triệu chứng sốc, suy đa tạng (nếu có), xử trí bằng cách: Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu; lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định.

Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị, phòng bệnh do virus Ebola 1
Cần cảnh giác phòng ngừa bệnh do virus Ebola. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Bộ Y tế lưu ý, đối với phụ nữ mang thai: Có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.

Đối với phụ nữ cho con bú: Virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh, người mẹ nên ngừng cho con bú.

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân được xuất viện khi từ 3 ngày trở đi không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như: Đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu,… Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày. Trong trường hợp làm xét nghiệm: Kết quả PCR virus Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 từ đi kể từ khi khởi phát). Nếu xét nghiệm PCR virus Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất một lần xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.

Nguyên tắc thực hiện trong phòng lây nhiễm virus Ebola 

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt; khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời; tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; thực hiện khai báo ca bệnh theo hướng dẫn tại thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.

Đối với người bệnh: Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh. Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bọ ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thảu của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

Đối với người tiếp xúc gần người bệnh: Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân; Hạn chế tối đa việc tiếp xúc bệnh nhân;Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng; Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. 

Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Tại các cơ sở y tế: Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm có bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ ở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn Bộ Y tế.
 
Nguồn: Theo afamily.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 20 / 30 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 «  ·  » 
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết