Phòng và điều trị cúm mùa: Chớ chủ quan!
Ngày 16/06/2017
Lượt xem: 3851

 

Từ đầu tháng 3 đến nay, toàn thành phố có 261 trường hợp mắc cúm mùa điều trị tại các bệnh viện tuyến quận huyện, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Con số trên thực tế còn cao hơn do nhiều người tự điều trị tại nhà.

          Cúm mùa là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa đông và xuân.

        Bệnh lây nhiễm trực tiếp thông qua các giọt nước bọt khi nói chuyện, ho và hắt hơi giữa người mắc bệnh và người lành.

 Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Năm nay, xuất hiện thêm virus cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm sang người, dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%).

          Hiện chưa có vacxin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em... nên tiêm phòng vacxin phòng cúm mùa đều đặn hằng năm vì loại vacxin này cũng có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây ra như cúm A/H5N1, H7N9...

          Cúm còn là yếu tố làm tăng nặng các bệnh lý như: tái phát nhồi máu cơ tim, tăng khả năng đột quỵ trên bệnh tim mạch, làm xuất hiện cơn khó thở cấp của bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay khó kiểm soát đường huyết trên người bệnh đái tháo đường…

Trước những diễn biến phức tạp của cúm mùa, người dân nên chủ động phòng chống bệnh bằng nhiều biện pháp như tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay khi tiếp xúc với người bệnh bị cúm; súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối....

          Đồng thời, người dân có thể sử dụng một số loại thực phẩm như: trà gừng tươi, tỏi, hành tây sống… hoặc súc miệng bằng nước muối để phòng bệnh cúm. Hoặc nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A, C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải.

          Khi có những biểu hiện như sốt cao 39-40 độ C; đau mỏi khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn; ho, tức ngực, khó thở tăng dần; các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp… cần đến khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, người bệnh được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng virus cúm như adamantanes và thuốc ức chế neuraminidase của cúm, với liều 5-7 ngày, tuỳ theo độ tuổi, thể trạng.

          Cúm mùa dễ điều trị nên nhiều người thường chủ quan, tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do dùng sai loại thuốc, uống quá liều lượng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không xử lý kịp thời, cúm mùa có thể khiến người bệnh phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê rồi tử vong… 

 BS. Nguyễn Quang Chính  

Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ thành phố

 

Nguồn: baohaiphong.com.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết