“Rồng đất” của người Tiên Lãng
Ngày 02/12/2014
Lượt xem: 7224

 

        Rươi được người nông dân gọi là rồng đất, một thứ “lộc” trời đã ban cho những người nông dân. Từ Nam vào Bắc, rươi chỉ có nhiều nhất ở vùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão  của Hải Phòng và huyện Tứ Kỳ của Hải Dương.  Những ngày này, khi rươi đang vào vụ cũng là lúc nhiều nông dân trên địa bàn huyện có cơ hội được làm giàu nhanh chóng.

          Chị Phạm Thị Lan, chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện cho biết, cho đến bây giờ, rất nhiều người tranh cãi về con rươi. Chưa có một nghiên cứu chính thức nào của các cơ quan chuyên môn khẳng định tập tính cũng như sự sinh sản của rươi. Tất cả mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm dân gian. Khi đến mùa rươi, chị thường đến các đầm rươi trong huyện để khảo sát và nghe kinh nghiệm của bà con. Chị Lan chia sẻ, con rươi chỉ sống trong nước lợ và yêu cầu về môi trường sống rất sạch, thường những ruộng lúa gần đê mới có rươi, nhưng chỉ cần người nông dân phun một lần thuốc sâu hoặc loại thuốc kích thích cây trồng cho lúa là rươi sẽ không còn ở đó nữa. Người ta có thể phải đợi đến vài năm sau làm công tác thanh lọc môi trường sống rươi mới có thể lên tiếp. Chu kỳ sống, sinh sản của rươi rất đúng với chu kỳ của thời tiết. Dân gian có câu, “Tháng chín đôi mươi – Tháng 10 mùng 5”. Tức là, hàng năm, cứ đúng vào con nước 20 tháng 9 âm lịch và mùng 5 tháng 10 âm lịch là rươi bắt đầu sinh sản. Bình thường, rươi sống sâu dưới lòng đất khoảng 50cm – 1m. Đúng con nước kể trên, rươi sẽ chui lên mặt đất, sinh sản theo cơ chế phân tách các đốt cơ thể thành cơ thể mới.

Anh Phạm Văn Nhiêu, thôn Đông Ninh, xã Tiên Minh cho biết, chúng tôi phải canh nước ngoài đê thường xuyên, thấy con nước có màu trắng trắng khác thường là biết có nước biển, sau đó, dùng máy kiểm tra các hóa chất của nước, nếu có những hóa chất lạ, tôi cũng không dám tháo nước vào, rươi sẽ chết hoặc sau đó mà ruộng đó có thể mấy năm sau mới có rươi lại. Theo khảo sát của chúng tôi, vụ rươi này, mỗi một sào rươi thu hoạch cho một con nước là từ 15 – 20kg, với giá trị từ 350.000 đồng – 400.000 đồng/kg. Theo đó, rươi cho thu nhập cao, cao gấp 10 – 15 lần trồng lúa.

Do đặc thù địa hình có nguồn nước lợ ven các sông Thái Bình, sông Văn Úc bao bọc, hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có rươi, chỉ có 5 xã không có rươi đó là xã Vinh Quang, xã Hùng Thằng, xã Tây Hưng, xã Bắc Hưng, xã Đông Hưng và xã Bạch Đằng. Năm nay, riêng xã Tiên Minh đã có tổng diện tích đầm rươi là 22 hecta. Theo người dân cho biết, mỗi sào rươi, sản lượng mỗi lần thu hoạch từ 12 – 20kg/sào, thời điểm được giá, nhiều hộ dân thu được từ 100 đến 250 triệu đồng từ rươi. Đặc biệt, rươi sẽ chỉ xuất hiện vào ngày thời tiết âm u, không có nắng, không có mưa. Nếu có mưa hoặc có nắng, việc trông ngóng rươi xuất hiện coi như thất bại. Đến đúng ngày, rươi sẽ nhao nhao nổi lên trên mặt nước. Lúc này, người ta sẽ dùng một chiếc săm được đặt trước cửa cống, thao cho nước chảy và rươi sẽ theo dòng nước chui vào túi săm. Sau khi đánh bắt, rươi được chủ các vựa rươi thu mua. Anh Phạm Văn Nhiêu, thôn Đông Ninh, xã Tiên Minh cho biết, rươi sẽ được đưa đi tiêu thụ khắp mọi miền đất nước, người dân mặt hàng thực phẩm này có giới hạn. Bởi lẽ giá thành rươi tương đối là đắt đỏ. Rươi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau: chiên, kho, canh rươi, mắm rươi, lẩu rươi,…

          Rươi như món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Tiên Lãng, rươi được người dân ví như rồng đất giúp nhiều người đang giàu lên nhanh chóng.

          Dưới đây là một vài hình ảnh về mùa Rươi năm 2014 trên địa bàn huyện Tiên Lãng

 

 Mai phương   

 

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 10 / 21 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 «  ·  » 
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết