Chất beta – caroten trong rau dền cao hơn gấp hai lần so với loại cà, giúp ích cho việc nâng cao sức miễn dịch; hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu nên rất tốt cho trẻ. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh đều được.
Một số bài thuốc với rau dền được dùng trong y học cổ truyền như bài thuốc chữa bệnh lị, viêm ruột: Rau dền tía một nắm, rửa sạch, luộc, bỏ bã lấy nước cho gạo vào đun cháo, ăn lúc đói. Có thể dùng 100 g lá rau dền luộc ăn.
Trợ sản: Rau dền, rau dền gai 100g, rửa sạch, luộc, bỏ bã, cho thêm đường vừa đủ. Lúc trở dạ thì uống khi nước còn ấm, có tác dụng dễ đẻ.
Ho lao: Rau dền đỏ, cá diếc mỗi thứ 150 g, rửa sạch, hầm mà ăn.
Bị sơn ăn: Rau dền 100-200 g đun thành canh, rửa lúc nóng.
Bị sâu bọ cắn: Rau dền tươi cho thêm đường trắng, giã nhừ, đắp vào chỗ bị thương, mỗi ngày thay 3-4 lần.
Da bị loét: Rau dền tươi giã nát, trộn mật ong đắp chỗ đau, ngày một lần.
Bị bỏng nước: Rau dền đỏ (tươi) vừa đủ, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày hai lần.
Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
Lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản (Nam dược thần hiệu).
Rau dền có thể được dùng làm nhiều món ăn như nấu, luộc, xào, nấu cháo ăn.
Về dược liệu đun thành thang, áp nước uống. Hoặc được dùng để đắp ngoài da.
Tuy rau dền rất tốt nhưng cũng cần kiêng kị: Người tì yếu, đi ỉa chảy không dùng; kị bột quyết.