Chăn nuôi trên nền đẹm lót lên men- lợi ích nhân đôi
Ngày 10/01/2014
Lượt xem: 5247

 Trên địa bàn huyện Tiên Lãng thời gian qua đã có nhiều hộ chăn nuôi áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, vừa giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm chi phí và ít dịch bệnh, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Có thể thấy, trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi của huyện phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng. Toàn huyện có tổng đàn gia súc gồm lợn, trâu, bò, dê trên 110.400 con, tổng đàn gia cầm trên 2 triệu con. Có 146 trang trại gà, hơn 30 trang trại lợn và hàng nghìn gia trại lợn có quy mô từ 20 con trở lên. Phát triển chăn nuôi đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên có một thực tế là hầu hết các trang trại, gia trại chăn nuôi thường nằm xen kẽ với khu dân cư. Các chất thải đều chưa qua xử lý và xả thẳng ra ngoài làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống người dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh dịch cho người và vật nuôi.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, UBND huyện triển khai mô hình “thử nghiệm xử lý môi trường trong chăn nuôi bằng nền đẹm lót lên men” tại 2 xã Cấp Tiến và Kiến Thiết, áp dụng cho 2 đối tượng vật nuôi là lợn và gà.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chi phí cho xử lý môi trường theo phương pháp này rất thấp, sử dụng được lâu năm, nguyên liệu sử dụng chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, cám cưa, vỏ lạc nghiền để làm chất độn chuồng, kết hợp với phun chế phẩm sinh học lên bề mặt nền đệm lót để tạo thành chất men vi sinh giúp phân giải phân, nước tiểu, làm giảm mùi hôi thối, ruồi muỗi. Sử dụng nền đẹm lót lên men nuôi già thịt, tỷ lệ gà bị ho hen, ỉa chảy rất ít (chỉ từ 1- 2%), trên mặt nền chuồng khô ráo. Đàn gà sinh trưởng và phát triển cao hơn và tiêu tốn thức ăn tăng tọng thấp hơn so với nuôi gà trên nền thông thường. Còn theo dõi trên đàn lợn cho thấy đã giúp giảm sức lao động (do việc không phải dọn phân lợn), tiết kiệm nước vệ sinh chuồng trại và thức ăn. Đặc biệt áp dụng biện pháp này, chuồng trại chăn nuôi không có chất thải ra môi trường và không có mùi hôi thối, tỷ lệ sống của vật nuôi đều đạt 100%, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 300.000 đồng/con; đồng thời nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt của vật nuôi.

Ngoài các mô hình trình diễn tại 2 xã Cấp Tiến và Kiến Thiết, trên địa bàn huyện đang có trên 50 hộ đang áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bằng nền đệm lót lên men và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như  trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô trên 5000 con của ông Đoàn Quang Huỳnh xã Khởi Nghĩa, trang trại nuôi gà hậu bị quy mô 5000 con của hộ ông Nguyễn Hữu Thuấn xã Khởi Nghĩa, nhóm chăn nuôi xã Quang Phục, Tiên Minh, Tiên Thằng, Đông Hưng… Từ mô hình triển khai thành công tại huyện đã khẳng định việc áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn giúp tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mô hình chăn nuôi không chất thải rất cần được nhân rộng ra nhiều địa phương trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn./.

 

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử huyện
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết