Chuyên đề rác thải y tế
Ngày 29/06/2015
Lượt xem: 13485

           Vấn đề chất thải và việc xử lý đang được ngành y tế từ trung ương đến địa phương tập trung giải quyết để bảo vệ môi trường sống của cộng đồng người dân. Bởi hiện nay, mỗi ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải y tế từ các bệnh viện thải ra. Nếu không được giải quyết sớm, nó là nguồn gây bệnh đe dọa trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư. 

Chất thải y tế là gì?

 Chất thải từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải thông thường, y tế, hóa học, phóng xạ và các vật chứa có áp suất. Chất thải y tế có 5 nhóm. Hiện nay, mỗi nhóm có một phương pháp xử lý tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở y tế. Nhóm A gồm chất thải lây nhiễm; nhóm B gồm các vật sắc nhọn; nhóm C gồm chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm; nhóm D gồm các dược phẩm; nhóm E gồm chất thải bệnh phẩm. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng thải ra những loại chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải. Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái.

Thực trạng hiện nay của chất thải y tế như thế nào?

Hiên này, theo đánh giá chung của cả nước, mỗi ngày, có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 - 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Và vấn đề nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân ở nhiều tỉnh, Tp trong cả nước, các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. Mỗi ngày, các bệnh viện xả hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư. Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người.

Trên địa bàn huyện, vấn đề này được xử lý như thế nào?

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng trong những năm qua, bệnh viên đa khoa huyện luôn chú trọng công tác xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo môi trường sống, trong giai đoạn 2 của việc thi công chỉnh trang lại bệnh viện, Bệnh viên Đa khoa huyện Tiên Lãng đã kiến nghị và được cơ quan chức năng đồng ý cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải bệnh viện bằng công nghệ 5 tầng là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay thay thế việc sử dụng lò đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường.

Còn đối với các trạm y tế xã, phòng khám tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy điịnh của Bộ y tế thì hiện nay vẫn phải phải lý bằng phương pháp thủ công nhưng luôn đảm bảo đã qua xử lý trong mức cho phép trước khi xả thải ra môi trường.

Chúng ta nên làm gì?

Kính thưa quý vị và các bạn! theo khuyến cáo của các cơ quan quản lý, để giải quyết vấn đề rác thải y tế trên, cần phải thứ hiện những khuyến cáo sau đây:

Thứ nhất, lãnh đạo các bệnh viện cần phải coi việc bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường y tế trong nhân dân và cán Bộ Y tế là giải pháp mang tính chiến lược, nhằm ngăn chặn việc mua, bán, sử dụng chất thải y tế nguy hại.

Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật cần được hoàn thiện, để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị cũng như áp dụng chế tài xử lý vi phạm nghiêm minh.

Thứ 4, Bộ Y tế cần chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh đầu tư kinh phí và trang thiết bị phục vụ xử lý chất thải y tế, nhất là các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện có đông bệnh nhân và nằm ở nơi có đông dân cư. Các biện pháp xử lý chất thải thô sơ cần được thay thế dần dần bằng những phương pháp công nghệ hiện đại để bảo đảm những tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết.

Thứ 5, nhân viên y tế cần thực hiện tốt thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cũng cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.

Rác thải y tế là nguồn lây nhiễm mầm bệnh rất nguy hiểm cho cộng đồng nếu không được xử lý theo đúng quy trình, đúng phương pháp đã đề ra. Mong rằng, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc để vấn nạn về rác thải y tế không còn là nỗi lo của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trên địa bàn huyện nói riêng.

 Mai Phương

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 20 / 41 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 «  ·  » 
Tin cũ hơn

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết