Không nên đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch
Ngày 26/10/2015
Lượt xem: 8602

  Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đang vào mùa thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân. Tín hiệu vui đối với bà con nông dân trong vụ thu hoạch năm nay là cơ giới hóa được đưa vào đồng ruộng, giúp bà con nông dân giải phòng sức lao động. . Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, khoảng 70% diện tích lúa sẽ được thu hoạch bằng máy gặt. Và sau khi thu hoạch bằng máy thì hầu hết lượng rơm rạ là được để lại trên cánh đồng, nhiều bà con nông dân đã tổ chức đốt rơm rạ ngay trên đồng sau khi thu hoạch, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái đất sản xuất của mình.

Nhiều bà con cho rằng, việc đốt rơm rạ ngoài đồng mang lại nhiều cái lợi. Trước tiên là không tốn công và chi phí xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch, đồng thời tiêu diệt được mầm mống dịch hại và một phần cỏ dại mọc trên đồng ruộng. Ngoài ra, còn tạo một lượng tro làm phân bón trả lại cho đất…Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và theo phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện, phần gây hại do việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng lớn hơn gấp nhiều lần so với lợi ích mà nó mang lại. Trước hết, khi đốt rơm rạ ngoài đồng, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành các chất vô cơ, nên tro của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Trong khi đó, việc đốt rơm rạ sẽ làm một lượng lớn nước trong đất bị bốc hơi, đồng ruộng bị khô kiệt. Nếu đốt rơm nhiều lần sẽ làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn.

Trên đường 212, đoạn từ nghĩa Trang Thiên Phúc đến nhà máy nước

thôn Kì Vân, xã Bắc Hưng luôn xảy ra tình trạng đốt rơm rạ vào vụ thu hoạch

                                                                                                    Ảnh: Nguyễn Hồng 

Đồng chí Nguyễn Văn Thấm - Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết, một tác hại khác của đốt rơm rạ là gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ, khi đốt rơm rạ trên đồng, không chỉ có khí CO2 hòa vào không khí, mà các khí độc khác như CH4 (mê-tan), CO và một ít khí SO2, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hơn nữa, thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính, khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Các chuyên gia nông nghiệp cũng khuyến cáo, đốt rơm rạ còn là một sự lãng phí lớn, bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn có trong đất. Theo tính toán, mỗi héc ta đất trồng lúa với năng suất bình quân là 6-7 tấn/vụ, thì sẽ lấy đi trong đất một lượng đạm khoảng 60-70kg, lượng lân 35kg và lượng kali 150 kg. Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, nên cần trả lại cho đất thông qua việc xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ để bón. Bên cạnh đó, việc đốt rơm rạ còn tiêu diệt các loại thiên địch có ích, góp phần làm mất cân bằng sinh thái, một trong những nguyên nhân gây phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng.

Bà con không nên vứt bừa bãi rơm ra kênh trung thủy nông

vì nó làm ảnh hưởng tới dòng chảy và ô nhiễm môi trường

                                                                                                    Ảnh: Nguyễn Hồng

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản khuyến nghị các địa phương hạn chế việc đốt rơm rạ để tránh ô nhiễm, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân. Trong văn bản ghi rõ:“Việc đốt rơm rạ phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân. Vì vậy, các địa phương cần tuyên truyền cho bà con hiểu tác hại của việc này. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ cần có nghiên cứu để có giải pháp xử lý đối với rơm rạ sau thu hoạch hiện nay, để có công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ trở thành nguồn vật liệu bổ sung phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác”. Thiết nghĩ, việc đốt rơm ra hiện nay của bà con nông dân đang mang tới tác hại nhiều hơn lợi ích trong sản xuất và sức khỏe con người, vì vậy bà con nông dân không nên đốt rơm rạ mà hãy sự dụng vào những mục đích khác có lợi ch  môi trường sống của chúng ta.

Mai Phương

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 10 / 28 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 «  ·  » 
Tin cũ hơn
Hiển thị : 10 / 19 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết