Để không ngộ độc khi ăn đồ biển
Ngày 24/05/2016
Lượt xem: 18027
Để không ngộ độc khi ăn đồ biển
Hỏi: Mùa nghỉ nào tôi cũng thấy có người phải nhập viện vì bị ngộ độc khi ăn đồ biển. Vậy nhóm đồ ăn biển nguy hiểm gồm những loại gì?
Trả lời: Để bảo đảm sức khỏe khi đi nghỉ ở biển, trong việc ăn đồ hải sản, ccần chú ý:
1. Nên chọn các loại hải sản chúng ta vẫn thường ăn. Điều này sẽ loại bỏ nguy cơ dị ứng. Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ, ít khi được ăn. Đây thực sự là sở thích khám phá của nhiều người. Tuy nhiên, cần cân nhắc trước khi ăn thử. Lý do các loại hải sản này ít được ăn cũng có thể từng được biết là có thể gây ngộ độc, hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không. Vì vậy đây cũng là nhóm hải sản có thể gây ngộ độc và nên tránh.
2. Tránh các loại hải sản được biết có thể chứa chất độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.
3. Chỉ nên ăn thức ăn chế biến từ hải sản tươi sống, không nên ăn các thức ăn chế biến từ lâu. Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein), khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại acid amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamin) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
4. Để ý tới các thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường ở vùng biển chị sẽ tới. Có một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra chỉ riêng với biển có thể dẫn tới ngộ độc là hiện tượng “thủy triều đỏ”. “Thủy triều đỏ” là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc. Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”, nhất là các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao…).
5. Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín. Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên, với chế biến thủ công, nhất thiết phải bằng đun nấu.
 
 
Nguồn: baohaiphong.com.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Hiển thị : 46 / 46 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết