Kỹ năng sơ cứu khi trẻ nhỏ bị tai nạn
Ngày 30/03/2016
Lượt xem: 10222

Trong gia đình có trẻ nhỏ cha mẹ luôn lo lắng những nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào với con mình. Trẻ nhỏ được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương khi có bất kể vấn đề tai nạn lớn bé xảy ra, tuy nhiên nhiều cha mẹ chưa biết cách sơ cấp cứu cho con em mình khi phải đối diện với vấn đề. Hôm nay chuyên mục tư vấn kỹ năng chia sẻ với mọi người một vài phương pháp sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ khi gặp tai nạn.

1. Tai nạn khi bị bỏng

Trường hợp trẻ bị bỏng việc làm trước tiên là người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nơi gây bỏng. Với những vết bỏng nhỏ, nhẹ thì có thể chữa lành tại nhà bằng cách làm mát vết bỏng tránh cho da bị phồng rộp, chúng ta có thể mở vòi nước mát cho chảy nhẹ nhàng trên vết bỏng đến khi trẻ thấy hết đau rát.

Với trường hợp trẻ bị bỏng nặng việc đầu tiên phải cởi bỏ lớp quần áo sao cho lộ vết bỏng ra ngoài, có thể dùng kéo cắt lớp quần áo tránh làm bong tróc vết thương. Với những vết thương quá nặng dính vào lớp quần áo tuyệt đối không được lấy ra. Sau đó nên đặt trẻ ngâm vào nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng da tổn thương của trẻ. Ngay sau đó nên đưa trẻ đến những điểm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2. Tai nạn khi trẻ bị ngộ độc

Trường hợp nhà có trẻ nhỏ bị ngộ độc đã xảy ra khá nhiều, tuy nhiên người lớn trong nhà vẫn chưa biết cách sơ cứu tạm thời cho trẻ trước khi đưa đến bệnh viện. Với trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do uống hay nuốt phải hóa chất… để hạn chế việc chất độc ngấm sâu vào trong cơ thể, việc người lớn nên làm trước tiên là kích thích cho trẻ nôn hết thức ăn trong  dạ dày ra ngoài. Cho trẻ uống nước sau đó đặt tay vào lưỡi ép cho trẻ nôn được càng nhiều càng tốt.

Lưu ý việc kích thích nôn cho trẻ người lớn phải rửa tay sạch sẽ, đặt trẻ ở tư thế nằm đầu thấp, đầu đặt hơi nghiêng sang một bên sau đó móc họng cho trẻ nôn. Khi nôn trẻ dễ bị sặc thức ăn lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi cho trẻ tránh trường hợp trẻ bị sặc dễ dẫn tới tử vong. Trường hợp trẻ bị hôn mê do ngộ độc sâu tuyệt đối không được kích thích nôn cho trẻ do dễ dẫn tới bị sặc, mà phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu.

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm sẽ dẫn tới bị đi ngoài tuy nhiên không nên dùng thuốc cầm đi ngoài cho trẻ ngay, mà chỉ cần thức ăn được đưa hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết là trẻ nhanh khỏi. Người lớn cần bổ sung thêm ozeron cho trẻ để tránh tình trạng bị mất nước nhiều khiến trẻ bị mệt, lả.

Sau khi được sơ cứu nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiếp tục được cấp cứu.

3. Tai nạn do trẻ bị hóc dị vật

Khi trẻ bị nghẹn hay bị hóc dị vật việc sơ cứu ngay từ ban đầu rất quan trọng, người lớn nên bình tĩnh làm theo các bước sau trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, với trẻ nhỏ cha mẹ cho bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc thấp xuống dưới các ngón tay chụp lại sau đó vỗ dứt khoát vào lưng trẻ từ 5-7 cái. Với trẻ lớn hơn 3 tuổi cha mẹ yêu cầu trẻ đứng cúi đầu về phía trước và thực hiện thao tác như trên.

Lưu ý việc thực hiện thao tác phải dứt khoát, tay vỗ vào lưng vị trí giữa 2 xương bả vai. Trường hợp trẻ hồng hào, khóc được ra tiếng thì bế trẻ ở tư thế ngồi rồi đưa đến cơ sở y tế để bác sỹ gắp dị vật ra ngoài. Nếu trẻ có hiện tượng tím tái, không khóc được thì phải gọi xe cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, tuy nhiên trong thời gian đưa trẻ đến bệnh viện người lớn vẫn phải thao tác để sơ cứu cho trẻ. Tuyệt đối không cho tay vào họng trẻ móc để kích thích nôn vì có thể khiến dị vật vào sâu hơn, hoặc làm trầy xước họng trẻ.

4. Tai nạn do bị vật sắc nhọn đâm

Những đồ dùng trong gia đình có thể sẽ là tác nhân gây lên thương tích cho trẻ như dao, kéo, đinh…Khi trẻ gặp phải tai nạn như vậy việc cha mẹ cần làm các bước sau:

- trước tiên cần rửa sạch và  sát trùng vết thương cho trẻ bằng oxy già hoặc nước muối. Trường hợp dị vật đâm sâu cần phải cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô sạch đủ chặn để cầm máu, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và tiêm phòng uốn ván theo chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý: Khi trẻ bị tai nạn này cha mẹ không lên cố gắng lấy dị vật ra khỏi cơ thể trẻ điều này sẽ làm cho trẻ bị mất nhiều máu, rất khó cho bác sỹ cấp cứu các bước sau đó. Nếu vết thương nằm ngay trên mạch máu cần ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương điều này ngăn chặn việc mất nhiều máu.

Cha mẹ là người quyết định đến sức khỏe của trẻ, với các con cha mẹ nên là người thầy thuốc uy tín. Hi vọng kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ có được thêm thông tin vào giỏ tài liệu giúp ích cho gia đình mình. 

Đỗ Tuyết (Phòng TNMT)

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Hiển thị : 20 / 20 kết quả
Trang: 1 - 2 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết