Cô giáo mầm non Lê Thị Khanh hết lòng vì đàn con thơ ngây.
Ngày 06/11/2019
Lượt xem: 4019

    Được biết đến với vị thế của “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” song ở ngành giáo dục, bậc học Mầm non lại là ngành có tính đặc thù rất cao, bởi giáo viên Mầm non chính là người thầy đầu tiên rất quan trọng, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ, mỗi cô giáo mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không những giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ. Điều đó, đòi hỏi giáo viên mầm non cần phải là người vị tha, gần gũi, chu đáo và nâng niu con trẻ. Do vậy, đặc điểm của nghề này là ngoài chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu trẻ như yêu chính con ruột của mình. Nhất là với độ tuổi nhà trẻ từ 18- 36 tháng thì việc giáo dục nề nếp, rèn thói quen cho trẻ lại càng vất vả gấp bội phần vì lần đầu tiên trẻ đến trường, xa gia đình, xa những người thân yêu, đến một môi trường hoàn toàn mới lạ nên cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường gần gũi giống như ở gia đình để trẻ thích nghi dần và hình thành một số hành vi, nề nếp, thói quen tốt.

Cô Lê Thị Khanh (giữa) trong một tiết  học với các con

         Và cô giáo Lê Thị Khanh- Tổ trưởng tổ nhà trẻ trường mầm non Phạm Đình Nguyên đã luôn hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó của mình. Yêu trẻ bằng tình yêu của một người mẹ, 16 năm trong nghề thì chỉ có 4 năm mới ra trường dạy lớp 4 tuổi tại trường mầm non xã Quang Phục, đến năm 2008, cô Lê Thị Khanh được thuyên chuyển về trường mầm non Phạm Đình Nguyên và được phân công phụ trách lớp nhà trẻ từ đó đến nay. Nếu như tính thang điểm với đặc thù giáo viên các bậc học khác cần lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề ở cột mốc 5- 10 điểm thì ở giáo viên mầm non tổ nhà trẻ như cô Khanh điều kiện cần và đủ là lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề được nhân lên gấp10 lần cộng thêm cả tính kiên trì, sự nhẫn nại trong cách chăm sóc, yêu thương và gần gũi trẻ.

Là một giáo viên được phân công dạy tổ nhà trẻ lâu năm nên cô Khanh đã chủ động tìm tòi, học hỏi và tự trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô tâm sự:  Kinh nghiệm rèn nề nếp khi trẻ ăn, ngủ, vệ sinh có được là người giáo viên phải rút đúc từ thc tế, có nhiều điều mà giáo trình sách vở trong trường sư phm chưa nói tới. Điều đầu tiên khi rèn trẻ mới đến lớp đó là thái độ vào lớp. Nhiều trẻ mới đi học còn khóc nhè, không chịu vào lớp, cô đón, cô bế cũng không chịu, thậm chí còn đánh, tát, cào, cấu, thậm chí khóc nôn cả vào người cô giáo… như vậy sẽ rất khó khăn trong việc dạy dỗ, chăm sóc và quản lý trẻ. Nếu cô không thật bình tĩnh, thương yêu, coi các cháu như con mình mà nóng giận đánh mắng cháu là thất bại. Điều đầu tiên cô Khanh làm là sẽ dỗ dành cho trẻ nín, cho trẻ sự tin cậy, bình yên như khi ở nhà, ở bên người thân. Nếu trẻ còn khóc thì cô bật nhạc lên giúp trẻ hát, đọc thơ hòa nhập vào cùng các trẻ khác. Công cuộc dỗ dành, tạo niềm tin yêu cho trẻ trong những ngày đầu phải diễn ra vài ngày, có những bé hàng tuần, vài tuần. Khi trẻ ngoan dần, cô mới bắt đầu dạy nề nếp. Đến giờ cho các cháu ăn lại là một vất vả không nhỏ khác của cô giáo khi vừa phải bón, vừa phải dỗ dành các cháu. Vì đa số các cháu trong độ tuổi 18- 36 tháng này chưa biết cầm thìa do ở nhà bố, mẹ vẫn còn phải xúc cho con ăn, các con chưa tự xúc được. Lớp thì đông, cô xúc thì cháu ăn, cô không xúc thì cháu ngồi im chờ đợi, làm sao 2 trong một lớp có thể xúc cho hơn 30 cháu được đây? Đó là điều cô Khanh trăn trở nhất bời nếu không có biện pháp thì các cháu sẽ bị đói, khi đói thì các cháu quấy, khóc có thể ốm, giảm cân.... Suy nghĩ vậy nên hàng ngày cứ vào bữa ăn, cô luôn gần gũi từng cháu để động viên, khuyến khích các cháu ăn, tập cho những cháu chưa biết cầm thìa tự cầm thìa xúc ăn. Xếp cho các cháu chưa biết xúc ngồi cạnh bạn biết xúc tốt để trẻ tự học hỏi lẫn nhau. Ban đầu tay các cháu yếu, cầm thìa chưa khéo nên khi xúc ăn bị rơi vãi nhiều,  cô động viên, chỉ sau một tuần rồi hai tuần,  cùng lắm là một tháng thì các cháu đã xúc ăn khéo hơn và nhiều cháu đã xúc được rất gọn gàng. Với sự hướng dẫn của cô, trẻ được rèn vào nề nếp, trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, trẻ đi học có nề nếp tốt trong các hoạt động và sinh hoạt. Chính vì vậy mà cô Khanh luôn nhận được sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh học sinh trong trường.

Theo cô Khanh, mỗi khi vào đầu năm học là những lớp nhà trẻ như cô Khanh sẽ rất vất vả, mệt mỏi vì đón thêm nhiều trẻ mới để dỗ trẻ ăn ngoan, chơi ngoan và ngủ ngon, để tạo cho các con một nề nếp tốt, một thói quen vui vẻ khi đến trường. Tuy khó khăn là vậy nhưng dường như những vất vả ấy chưa bao giờ cản bước cô trong công việc bởi lòng yêu nghề, yêu từng ánh mắt trẻ thơ luôn là động lực giúp cô vượt qua tất cả để cống hiến hết mình cho lớp măng non.

Khi các con đã ngoan dần, lúc này, Cô Khanh bắt đầu dạy vào chuyên môn. Nếu như ở ngoài đời, cô Khanh không phải là người hoạt ngôn nhưng khi đến với các bé, cô dường như thay đổi thành một khác: hoạt bát, khéo léo, nhẹ nhàng kể cho các con nghe những câu chuyện, dạy cho các con những kỹ năng đơn giản, những bài học bổ ích… Kinh nghiệm của cô luôn được chia sẻ với đồng nghiệp qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, trao đổi trực tiếp... Chính vì vậy hàng năm cô luôn được nhà trường đánh giá là giáo viên chủ nhiệm giỏi, lớp cô chủ nhiệm luôn được chọn làm mẫu trong các chuyên đề cho các trường bạn trong huyện đến học tập, tham quan.

  Không chỉ chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ cho các con, với vai trò là tổ trưởng tổ mầm non, cô Khanh đặc biệt chú trọng đến việc làm  đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, để mỗi giờ lên lớp với các con đều được vui chơi, phát triển toàn diện. Năm học 2015 – 2016, Cô Khanh có sản phẩm “Đĩa xoay bàn ăn” tham gia Triển lãm thiết bị, đò dùng, đồ chơi sáng tạo Giáo dục mầm non cấp thành phố đạt giải khuyến khích. Năm học 2017 – 2018, Cô Khanh cùng 2 cô trong trường có Videoclip trong hội thi  “Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” cấp Thành phố được Sở Giáo dục đào tạo Hải Phòng xếp loại giỏi..

Bằng sự cố gắng không ngừng, cô Lê Thị Khanh đã đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục: Nhiều năm liền, cô đạt danh hiện giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác của Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Hải Phòng, của Chủ tịch UBND huyện, của Liên đoàn Lao Động huyện…. Trong các hoạt động và phong trào của nhà trường, cô  luôn luôn gương mẫu, đi đầu phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thành tích của cô giáo, đảng viên Lê Thị Khanh góp phần không nhỏ trong việc giúp trường Mầm non Phạm Đình Nguyên nhiều năm liền là điểm sáng của giáo dục mầm non thành phố, lá cờ đầu bậc học mầm non của huyện.

Nguyễn Hồng

 

Nguồn: daitienlang.vn
Ý kiến phản hồi
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Đài Phát Thanh Tiên Lãng xin chân thành cảm ơn !
Captcha

Tin mới hơn
Hiển thị : 10 / 36 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 - 4 «  ·  » 
Tin cũ hơn
Hiển thị : 10 / 26 kết quả
Trang: 1 - 2 - 3 «  ·  » 

Thông tin doanh nghiệp

Ý kiến - Phản hồi

  • Tự Cường
  • Tiên Tiến
  • Quyết Tiến
  • Khởi Nghĩa
  • Cấp Tiến
  • Kiến thiết
  • Thị trấn
  • Quang Phục

Liên kết